Chiều
11/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp
Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Ousmane Dione.
Chủ
tịch Quốc hội đánh giá cao kết quả Hội nghị về báo cáo nghiên cứu của
Ngân hàng Thế giới về “Các yếu tố ảnh hướng đến sự phát triển kinh tế -
xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số tại Việt Nam” được tổ chức ngày
7/11 vừa qua tại Nhà Quốc hội; cảm ơn WB đã luôn gắn bó với Quốc hội
Việt Nam trong nhiều hoạt động hợp tác cụ thể; tin tưởng, WB sẽ tiếp tục
đồng hành với Quốc hội Việt Nam trong việc xây dựng và giám sát thực
hiện các chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số.
Chủ tịch Quốc hội tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Ảnh: TTXVN.
Giám
đốc Ousmane Dione cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dành
thời gian cho cuộc tiếp. Với vai trò là Giám đốc quốc gia của WB, ông
Ousmane Dione cho rằng, Việt Nam có cơ hội phát triển kinh tế mạnh mẽ
trong thời gian tới. Và như vậy, Việt Nam sẽ có điều kiện để thực hiện
hiệu quả, toàn diện hơn công cuộc xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc
sống người dân, nhất là đối với vùng dân tộc thiểu số. Làm được như vậy,
Giám đốc Ousmane Dione cho rằng, Việt Nam sẽ trở thành hình mẫu cho các
quốc gia đang phát triển và chứng minh cùng với tăng trưởng, phát triển
kinh tế, chúng ta hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu phát triển bao
trùm cho mọi người dân.
WB
không chỉ là ngân hàng cấp vốn thực hiện các dự án mà còn có bề dày
kinh nghiệm có thể chia sẻ với Quốc hội Việt Nam trong quá trình xem
xét, quyết định các chính sách phát triển quốc gia cũng như các chính
sách liên quan đến người dân. Nhấn mạnh điều này và từ kinh nghiệm phối
hợp với các cơ quan của Quốc hội tổ chức thành công Hội nghị “Các yếu tố
ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu
số tại Việt Nam” vừa qua, Giám đốc Ousmane Dione đề xuất, WB sẵn sàng
tổ chức các hội nghị chuyên đề để chia sẻ thêm thông tin, kinh nghiệm
với các đại biểu Quốc hội.
Tại
cuộc tiếp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Giám đốc Ousmane
Dione cũng đã trao đổi cụ thể một số vấn đề liên quan đến việc hoàn
thiện khuôn khổ pháp lý về xây dựng thị trường chứng khoán, phát triển
thị trường vốn, thúc đẩy hợp tác theo hình thức đối tác công-tư, các
biện pháp thúc đẩy huy động vốn cho các dự án của ngành điện, những khó
khăn, thách thức và các vấn đề cần giải quyết vì sự phát triển bền vững
của Đồng bằng sông Cửu Long, khắc phục tình trạng giải ngân vốn đầu tư
công chậm.../.